Nếu Hoa Hồng Biết Nói Chúng Sẽ Nói Gì ?

Nếu Hoa Hồng Biết Nói Chúng Sẽ Nói Gì ? Nếu Hoa Hồng Biết Nói Chúng Sẽ Nói Gì ?
Đánh giá:
4.7 201
4.7 sao trên tổng số 201 lượt review
Hoa hồng cũng giống như con người vậy, chúng cũng có thể khỏe mạnh hoặc nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, đòi hỏi người trồng phải bỏ thời gian và công sức cùng với sự tỉ mỉ để chăm sóc. Việc bổ sung dưỡng chất, tăng đề kháng là điều rất cần thiết (nhưng lại được ít người lưu ý) để cả con người và cây trồng chống lại các loại bệnh. Bạn cần hiểu hoa hồng để chăm sóc chúng đúng cách. Nếu biêt nói hoa hồng sẽ nói gì?

Hoa hồng cũng giống như con người vậy, chúng cũng có thể khỏe mạnh hoặc nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, đòi hỏi người trồng phải bỏ thời gian và công sức cùng với sự tỉ mỉ để chăm sóc. Việc bổ sung dưỡng chất, tăng đề kháng là điều rất cần thiết nhưng lại được ít người lưu ý để cả con người và cây trồng chống lại các loại bệnh. Cần hiểu hoa hồng để chăm sóc chúng đúng cách. Nếu biêt nói hoa hồng sẽ nói gì? 

 

Hoa hồng cũng cũng như con người, cần được bổ sung đề kháng để

chống bệnh. 

 

– Cũng giống như con người, hoa hồng cần được ăn no và đủ chất bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng do con người cung cấp. Chúng cũng cần được sống trong môi trường thích hợp đủ nắng đủ sáng và tránh xa côn trùng bệnh hại để được phát triển đầy đủ nhất. Nếu thực sự yêu hoa bạn sẽ hiểu được chúng cần gì. Vậy nếu biết nói hoa hồng sẽ nói gì? 

 

1. Tôi muốn có một bộ rễ khỏe để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. 

 

Hoa hồng cần được theo dõi và chăm sóc ngay từ khi còn non hoặc mới chuyển chậu. Thời điểm này cây cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển, chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành.

 

Những cây hoa hồng con dễ còi cọc kém phát triển nếu thiếu dưỡng chất. 

 

– Nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất chúng sẽ rất chậm phát triển, cây lớn hơn sẽ còi cọc, kém sức sống, và khó ra hoa. 

 

2. Tôi muốn khỏe mạnh và sạch bệnh. 

 

♦ Nếu như con người khó chịu mệt mỏi vì bệnh tật thì hoa hồng cũng vậy, sâu bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Cần theo dõi và phát hiện kịp thời nếu không cây sẽ dần mất sức sống và tệ hơn là chết. 

 

♦ Các loại bệnh thường gặp ở hoa hồng và giải pháp phòng ngừa. 

 

 BỆNH ĐỐM ĐEN

 

Bệnh đốm đen là loại bệnh trên lá hoa hồng. 

 

∗ Triệu chứng:

 

Đốm đen là bệnh phổ biến nhất trên cây hoa hồng, hình thành do nấm mốc. Bệnh biểu hiện là trên lá hình thành những đốm màu đen. Sau khi bị đốm đen, lá sẽ chuyển sang màu vàng và rụng dần. Lâu dần cây sẽ chết vì không có khả năng quang hợp.

 

∗ Giải pháp an toàn:

 

– Thường là trong thời tiết ẩm ướt, mua quá nhiều hoặc tưới quá nhiều nước gây ngập úng dễ phát sinh nấm hại. Một khi các đốm đen được tìm thấy, các lá phải được loại bỏ ngay lập tức và loại bỏ cùng một lúc. Chúng phải được gom lại đốt để diệt mầm bệnh, tránh lan sang các cây khỏe mạnh. Dụng cụ để cắt tỉa cành như kéo, dao phải được làm sạch. 

 

Cắt bỏ hoàn toàn phần lá bị bệnh để tránh lây nhiễm. 

 

– Khi phát hiện bệnh, không tưới nước trực tiếp lên cây. 

 

 BỆNH PHẤN TRẮNG

 

∗ Triệu chứng:

 

Bệnh phấn trắng gây hại hoa hồng do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra. Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh phấn trắng thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non (cả 2 mặt lá). 

 

 

– Khi cây hoa hồng bị bệnh, lá và chồi tương đối khô, đa số lá đều quăn lại, nhìn rất thiếu sức sống. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây.

 

Giải pháp phòng ngừa:

 

– Cắt tỉa toàn bộ chồi, nụ, hoa, lá đã bị nhiễm bệnh, đem rác đi đổ, tiêu hủy.cắt tỉa sâu và cắt tỉa toàn bộ luôn cho mau ra hoa đợt mới, vừa tạo điều kiện chữa bệnh, khiến bệnh không còn lây lan. 

 

– Không để cây bị ẩm. Để cây ở nơi có ánh nắng mặt trời trên 3 giờ mỗi ngày. Khi tưới cây chú ý không làm đọng nước trên lá, nên tưới vào buổi sáng nắng.

 

 

 BỆNH VÀNG LÁ

 

∗ Dấu hiệu: Lá bị vàng đều, héo dần, đụng vào dễ rụng. 

 

Bệnh vàng lá rất phổ biến đối với cây hoa hồng.

 

∗ Giải pháp: 

 

– Cắt tỉa bớt những lá, cành đã vàng khô.

 

– Nếu trời nóng bức nắng gắt, bạn có thể dịch chuyển chậu hồng vào chỗ râm một chút. Nếu đang để chỗ râm mà vàng lá thì đem ra chỗ nào có thể đón nắng tốt. Giảm lượng phân bón đang dùng. Dựa vào tình trạng của đất trồng cây để xem cây thiếu nước hay thừa nước.

 

 BỆNH THÁN THƯ

 

∗ Dấu hiệu

 

– Trên mặt lá xuất hiện các vết bệnh nhỏ có viền màu nâu, bên trong nhạt hơn, ở giữa có chấm đen li ti.  Vết bệnh thường bắt đầu từ chóp lá, mép lá, đôi khi từ giữa phiến lá. Các vết bệnh này có thể lan rộng ra, gây hoại tử, đục thủng lá. Vết bệnh sẽ lan xuống cành cây sẽ tạo thành hiện tượng bệnh đen thân ở hoa hồng.

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư

 

∗ Giải pháp

 

– Tương tự như bệnh đốm đen, cắt tỉa toàn bộ lá bệnh mang đi tiêu hủy.

 

– Khi phát hiện bệnh, không tưới nước trực tiếp lên lá. 

 

 Nấm thích hợp ở ẩm độ 85%, nhiệt độ 18oC, nếu nhiệt độ 27oC nấm sẽ chết sau 24 giờ.

 

∗∗ Trong thực tế, bột lưu huỳnh hoặc xà phòng kháng nấm không phải là thuốc trừ sâu. Nó có thể được sử dụng để phòng ngừa (bổ sung sau mưa). Một phương pháp điều trị tự nhiên thực sự an toàn khác là sử dụng bột baking soda. Khoảng một muỗng cà phê baking soda, cho vào một lít nước, thêm vài giọt nước xà phòng kháng nấm. Trộn và xịt lên vùng bị ảnh hưởng. 

 

 RỆP 

 

∗ Dấu hiệu:

 

Các loại rệp thường phá hoại hoa hồng. 

 

– Các loại rệp với hình thù khác nhau bám đầy trên thân cây, lá hoa và cả chồi non. Chúng chích hút chất dinh dưỡng của cây để phát triển. Lâu dần khiến cây cạn kiệt sức sống, không được chữa trị kịp thời sẽ chết.

 

∗ Giải pháp an toàn.

 

– Dùng miếng bông gòn nhung vào dầu rửa bát pha loãng phết phết vào thân cây nơi có rệp. Làm liên tục trong vài ngày. Mỗi ngày 2 lần, cách này hiệu quả ít nhưng kiên trì thì rệp đi hết.

 

– Dùng bàn chải đánh răng loại mềm rồi cùng dầu rửa bát/ xà phòng cọ vào cây (ở dưới hứng miếng bìa rệp rơi xuống mang đi tiêu diệt).

 

– Dùng nước vôi trong loãng thấm bông lau thân chỗ bị rệp vảy. 3 ngày lặp lại 1 lần.

 

Để phòng trừ bệnh rệp gây hại chúng ta nên trồng cây hoa hồng nơi thông thoáng, nhiều nắng gió, dinh dưỡng đầy đủ và điều độ để tăng sức đề kháng cho cây.

 

3. Tôi muốn nở thật nhiều hoa và hoa của tôi thật đẹp. 

 

– Mục đích của người trồng hoa hồng là để "chơi hoa", thưởng thức hoa, nhưng thử tưởng tượng bạn trồng một cây hoa hồng và đến khi chết chúng không nở một bông hoa nào hoặc hoa nhỏ, dáng hoa xấu, hay đang ra hoa thì bị sâu ăn mất phân nửa???

 

Hoa nhỏ, không đều, xấu xí.

 

∗ Hãy để ý xem bạn có mắc phải những sai lầm sau đây:

 

– Cung cấp chưa đủ dinh dưỡng cho cây

– Tưới không đủ nước

– Môi trường sống của cây thiếu ánh nắng

– Không cắt tỉa cành thường xuyên

– Không trị sâu bệnh, côn trùng gây hại cho cây. 

 

 Đó là những nguyên nhân khiến hoa hồng không thể ra hoa hoặc hoa nhỏ, xấu xí. Nếu đã biết rồi thì hãy khắc phục ngay nhé để hoa hồng luôn khỏe mạnh, sạch bệnh và xứng đáng với tên gọi "Nữ hoàng của các loại hoa" !

 

 

Có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin về sản phẩm để Tự Tay Trồng Thỏa Đam Mê. Hoặc nhà vườn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin kỹ thuật để làm Mô Hình Kinh Tế. Còn chần chừ gì nữa…. đọc ngay Thông Tin Chuyên Sâu Dành Cho Chuyên Gia bên dưới hoặc để lại số điện thoại vào FORM ĐĂNG KÝ ở góc phải màn hình sẽ được TƯ VẤN NGAY.

Để Lại Bình Luận Của Bạn!!!


Giỏ Hàng
Tổng Cộng: 0 ₫
Scroll