Với những ai yêu thích và trồng Hoa Hồng thì chắc chắn phải trải qua công đoạn giâm cành cho Hoa Hồng. Tuy nhiên, sau khi giâm cành thì cần phải có một chế độ chăm sóc sao cho hợp lý để Hoa Hồng sinh trưởng, phát triển và ra bông to. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Giâm Cành nhé!
Hoa Hồng đẹp rực rỡ, được nhiều người gieo trồng tại nhà
Chúng tôi xin Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Giâm Cành:
1. Tưới nước cho Hoa Hồng
Sau khi giâm Hoa Hồng, ta nên dùng vòi phun nhẹ để tưới nước đều cho chậu Hoa Hồng ngay và tưới định kì những ngày tiếp theo. Thông thường ta tưới vào buổi sáng và lúc chiều mát các bạn nhé, nếu vào những ngày nắng gắt ta có thể tưới muộn một chút cũng được.
Tưới nước cho Hoa Hồng
Khi chúng tôi Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Giâm Cành thì muốn lưu ý với các bạn rằng khi tưới nước vào buổi chiều thì không nên tưới quá trễ để lá và hoa không còn bị dính nước nữa, bởi điều đó dễ làm lá bị vàng và xoăn.
Đối với cách trồng Hoa Hồng bằng giâm cành trong chậu, chứa lượng đất ít nên khả năng giữ nước thường không cao, vì thế cần tưới nước thường xuyên. Tùy vào điều kiện, môi trường trồng mà điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Khi tưới chú ý nên tưới xung quanh gốc cành giâm, tránh tưới trực tiếp vào một phía sẽ làm cành bị nghiêng. Có thể sử dụng tưới dạng phun sương là tốt nhất.
2. Bón phân cho cành Hoa Hồng
Sau khi trồng được 3 – 5 ngày: Phun phân bón lá như Atonik, ba lá xanh 16.16.8, rong biển, HVP 30.10.10,… để bộ rễ tốt, ra hoa màu sắc đẹp hơn.
Lưu ý: không được tưới phân lên hoa.
Bón phân cho Hoa Hồng
Sau khi trồng được 10 – 15 ngày: Thời điểm cây ra rễ và phát lá non, bổ sung thêm phân hạt như phân dơi, NPK, DAP hay Dynamic. Bón xung quanh gốc cây, không được quá gần gốc sẽ ảnh hưởng đến rễ cây, sau đó lấp đất lại và tưới nước để giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng.
Định kỳ phun bón lá 1 lần và 1 lần bón gốc xen kẽ hằng tháng.
3. Cắt tỉa cành lá bị sâu, héo, vàng
Trong các bước Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Giâm Cành thì các bạn còn phải thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, hoa tàn, lá héo úa. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để cành hoa có sức đâm nhánh mới, cho ra những nụ hoa mới.
Chú ý quan sát, nếu thấy cây cho nhánh mới mập mạp, màu tía đậm tức là cây đã được cung cấp đủ dinh dưỡng. Còn nếu cành mới ốm yếu, vống cao thì nên bổ sung thêm dinh dưỡng, tăng cường chăm sóc cho lần tỉa nhánh sau.
Cắt, tỉa cành lá cho Hoa Hồng
Việc cắt tỉa cành hồng ngoài tác dụng loại bỏ các cành lá xấu còn có nhiều tác dụng khác nữa nhé các bạn.
4. Phòng chống sâu bệnh hại
Nên tưới đủ nước cho Hoa Hồng, không những để lá cây quang hợp tốt mà còn tránh bị nhện đỏ, khi cây quá khô sẽ dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích, khiến lá cây bị nhạt màu, vàng úa, quăn queo rồi rụng dần, cây bị suy yếu. Lúc này cần tưới đủ nước, bón thêm phân bón lá, bổ sung dưỡng chất cho hoa hồng.
Phòng bọ trị cho Hoa Hồng
Trường hợp Hoa Hồng bị rệp sáp, xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá thì dùng tay ngắt bỏ lá, tiêu diệt các đốm trắng đi. Còn nếu bệnh lan rộng, nặng hơn thì nên chọn và sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Với bài viết Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Sau Khi Giâm Cành, hi vọng người trồng sẽ tích lũy được kinh nghiệm và gieo trồng thành công.