Sử dụng túi bao trái bảo vệ mùa màng là kỹ thuật được hầu hết nhà vườn áp dụng cho cây ăn quả hiện nay. Túi bao trái được coi là biện pháp phòng ngừa sâu bệnh cho trái trên cây một cách toàn diện nhất, tiết kiệm chi phí và còn an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên có các loại túi bao trái nào, nên sử dụng túi bao trái loại nào, mùa nào nên sử dụng túi bao trái...?
Có nên sử dụng túi bao trái bảo vệ côn trùng hay không ?
CÁC LOẠI TÚI BAO TRÁI
Trên thị trường có rất nhiều những loại túi bao trái với kiểu dáng và mẫu mã khác nhau khiến bà con hoang mang và phân vân, và không phải loại túi bao trái nào cũng mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trái trên cây khỏi côn trùng, sâu bệnh.
Túi bao trái giấy
Túi bao trái giấy
Túi bao trái giấy được ra đời từ khá lâu và gần như là đầu tiên, chính vì thế mà những loại túi sau này sẽ được cải tiến hơn dựa trên những ưu nhược điểm của túi bao trái giấy.
- Ưu điểm là bảo vệ trái hoàn toàn khỏi sự tấn công của côn trùng, tia cực tím, rám nắng, tác nhân cơ học...
- Tuy nhiên nhược điểm là: bí, khó thoát nước nếu bị nước ngấm vào; dễ gây rụng trái; màu sắc trái sẽ bị nhạt; không phải loại túi giấy nào cũng có khả năng chống thấm nước tốt; không thể quan sát tình trạng trái bên trong.
Loại túi này chỉ nên sử dụng đối với những cây có trái thấp vì nếu trái mọc trên cao, sẽ tốn rất nhiều công bao miệng trái, loại này thường không có dây rút.
Túi bao trái nylon
Túi bao trái nylon
- Túi bao trái này có ưu điểm là rẻ, dễ mua, có thể ngăn chặn được đa số các loại côn trùng, có thể quan sát tình trạng trái bên trong.
- Tuy nhiên nhược điểm rất nhiều: do túi nylon trong suốt, nên nếu vào mùa nắng, trái sẽ bị rám nắng; ngoài ra cũng bí, không thoát nước, trái đổ mồ hôi và dễ rụng trái, mất nhiều công sức cho việc bao miệng trái.
Túi bao trái xốp
Túi bao trái xốp
Túi bao trái xốp thường sẽ được bọc thêm một lớp nylon bên ngoài.
- Ưu điểm cũng là bảo bệ trái hoàn toàn khỏi sự tấn công của côn trùng, các tác nhân cơ học và cả tia cực tím làm nám vỏ, có thể quan sát tình trạng trái bên trong.
- Nhược điểm: tương tự như túi bao nylon, chũng sẽ gây bí trái, trái đổ mồ hô, bốc hơi, dễ gây rụng trái, mấy nhiều công sức cho việc bao miệng trái và mất thêm công sức cho việc bao 2 lớp xốp và nylon.
Túi bao trái lưới cước
Túi bao trái lưới cước
Loại túi bao trái này thì khắc phục được một số nhược điểm của các loại trên nhưng lại mang những nhược điểm khác.
- Ưu điểm: loại này sẽ không gây thấm nước, đọng nước, có thể quan sát tình trạng trái bên trong.
- Tuy nhiên nhược điểm đó là vì mắt lưới thường rất thưa, không thể bảo vệ trái khỏi sự tấn công của nhiều loại côn trùng như ong, ruồi chích hút...; vẫn bị rám nắng.
Túi bao trái vải không dệt
Túi bao trái vải không dệt
Túi bao trái vải không dệt có thể coi là loại túi bao trái hầu như không có nhược điểm, là loại túi ra đời sau nên được cải tiến hơn, khắc phục được những nhược điểm của các loại túi bao trái trước.
- Ưu điểm: được làm bằng chất liệu vải không dệt dai, bền, không thấm nước, không đọng nước; có vừa có thể quan sát tình trạng trái bên trong (ở mức tương đối) vừa bảo vệ trái khỏi sự tất công của các loại côn trùng; tránh được tia cực tím, không bị nám vỏ trái, tránh được các tác nhân cơ học, có dây rút tiện lợi tiết kiệm được công sức bao miệng trái.
- Nhược điểm duy nhất của loại túi bao trái này là giá thành nhỉnh hơn 1 chút so với các loại còn lại.
Túi bao trái lưới mùng
Túi bao trái lưới mùng
Túi bao trái lưới mùng cũng gần như túi bao trái vải không dệt, với rất nhiều ưu điểm và ít nhược điêm
- Ưu điểm: được làm bằng chất liệu vải không dệt dai, bền, không thấm nước, không đọng nước; có vừa có thể quan sát hoàn toàn tình trạng trái bên trong, vừa bảo vệ trái khỏi sự tất công của các loại côn trùng; tránh được tia cực tím, không bị nám vỏ trái (ở mức tương đối), tránh được các tác nhân cơ học, có dây rút tiện lợi tiết kiệm được công sức bao miệng trái, sử dụng rất bền (bền nhất trong các loại túi bao trái), tái sử dụng nhiều mùa.
- Nhược điểm mỏng hơn túi vải không dệt nên có thể vẫn sẽ bị rám nắng nếu cường độ nắng gắt, các mắt lưới sát nhau, khít và dày hơn loại lưới cước tuy nhiên vì là mắt lưới nên vẫn có khả năng bị chích hút nếu bao sát.
Khắc phục bằng cách bao rộng ra so với trái.
=> Tùy vào từng điều kiện và cả khả năng kinh tế mà nên lựa chọn các loại túi bao trái phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao nhất, tránh mất công mất sức mà không mang lại hiệu quả gì nhé !