Thời điểm hiện tại là điều kiện thích hợp nhất để bệnh đạo ôn hại lúa phát triển. Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ bệnh đạo ôn lá đang phát triển nhanh chóng. Trong đó Nghệ An hiện đang có hơn 1300ha lúa bị nhiễm đạo ôn lá. Nếu không chủ động phòng trừ ngay từ bây giờ, bệnh đạo ôn lá sẽ bùng phát mạnh mẽ thành đạo ôn cổ bông ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa vụ.
BỆNH ĐẠO ÔN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?
Bệnh đạo ôn là một trong những dịch bệnh nguy hại nhất trên cây lúa. Bệnh đạo ôn gây thiệt hại năng suất trung bình từ 0,7 đến 17,5%, nếu bệnh nặng thiệt hại có thể lên đến 80%.
Bệnh đạo ôn được ghi nhận hiện diện ở hơn 80 quốc gia trồng lúa trên thế giới và ngày càng phát sinh thêm nhiều nòi mới có độc tố cao và khó phòng trị.
ĐIỀU KIỆN THÍCH HỢP ĐỂ BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA PHÁT TRIỂN
Bệnh đạo ôn thường phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết âm u, giờ nắng trong ngày ít, sáng sớm và tối có mưa phùn, sương phù, thỉnh thoảng có mưa giông.
Các yếu tố khác như giống nhiễm, bón phân đạm nhiều, sạ dày, la lúa nằm ngang, phiến lá rộng, ruộng thiếu nước, cỏ dại nhiều cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển nặng.
TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI
Bệnh có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây như lá, bẹ lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt. Trước đây bệnh thường xuất hiện ở vụ Đông Xuân nhưng hiện nay bệnh xuất hiện hầu như quanh năm.
Vết bệnh xuất hiện trên lá thay đổi từ vết chấm đen (chấm kim) tới hình oval có mảng xám trắng ở giữa và viền hẹp màu nâu nhạt bên ngoài, các vết bệnh lan dần kéo dài dạng hình mắt én, rộng ở gữa và nhọn ở hai đầu. Bệnh nặng nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá lúa bị cháy (nên được gọi là bệnh cháy lá).
Bệnh đạo ôn trên lá
Triệu chứng bệnh nặng hơn sẽ biểu hiện trên cổ, bông.
Bệnh đạo ôn cổ bông cực kì nguy hiểm, xuất hiện nhanh, sức tàn phá mạnh dẫn đến mất khả năng thu hoạch đến 100% trên diện tích lúa đã bị bệnh.
Bệnh đạo ôn gây hại lần lượt lá, cổ, bông.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA
Từ đầu tháng 2/2021 vừa qua, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện trên các giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn. Hiện bệnh đã lây lan một số giống lúa khác, có một số nơi lúa đã bị cháy.
Hiện trong số hơn 1.300 ha lúa bị bệnh đạo ôn lá, đã có gần 80 ha nhiễm nặng, có nơi lúa bị cháy lụi thành từng vùng nhỏ trong ruộng.
Tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh, qua kiểm tra cho thấy bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện ở hầu hết trên các cánh đồng lúa ở các xã với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Các huyện trên đã được triển khai các biện pháp phòng chống.
Hiện toàn tỉnh đã phun thuốc trừ bệnh đạo ôn cho toàn bộ diện tích lúa bị nhiềm bệnh và các diện tích mới chớm nhiễm bệnh để đề phòng bệnh đạo ôn cổ bông vào thời kì lúa sắp trổ.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Như vậy nếu như không được trang bị kiến thức kỹ càng về căn bệnh Đạo ôn nguy hiểm này để phòng chống kịp thời thì nguy thiệt hại mùa màng, ảnh hưởng kinh tế rât cao.
Cần theo dõi điền kiện thời tiết, áp dụng biện pháp phòng chống tổng hợp (không đợi nước đến chân mới nhảy):
- Chọn giống kháng
- Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tạo điều kiện cho đất có thời gian nghỉ ngơi hoặc luân canh cây trồng (để cắt nguồn bệnh)
- Làm sạch cỏ dại
- Sạ thưa vừa phải, bón phân hợp lý, tăng cường canxi, silic để cây cứng cap.
- Chọn thời điểm phun thuốc hợp lý.
- Đặc biệt sử dụng các loại thuốc đặc trị, không dùng thuốc phổ rộng để tránh bệnh dai dẳng, lờn thuốc.
- Chọn thuốc có hoạt chất thế hệ mới, cơ chế tác động khác với những loại thuốc đã sử dụng nhiều năm trước để hiệu quả phòng trị tốt, không phải phun lại nhiều lần gây lãng phí và nguy cơ tồn dư thuốc BVTV cao.
- Khuyến khích sử dụng các loại thuốc trừ sâu nguồn gốc tự nhiên, thảo mộc để bảo vệ cây trồng, bảo vệ đất, hạn chế lờn thuốc.
=> Tham khảo một số chế phẩm sinh học nguồn gốc thảo mộc tự nhiên hiệu quả cao trong việc phòng chống sâu bệnh và chăm sóc cây trồng => Tại đây