Hoa Hồng Chưa Ra Hoa Đã Chết Dần Vì Nấm Bệnh Và Côn Trùng Phải Làm Sao?

Hoa Hồng Chưa Ra Hoa Đã Chết Dần Vì Nấm Bệnh Và Côn Trùng Phải Làm Sao? Hoa Hồng Chưa Ra Hoa Đã Chết Dần Vì Nấm Bệnh Và Côn Trùng Phải Làm Sao?
Đánh giá:
4.7 201
4.7 sao trên tổng số 201 lượt review
Hoa hồng là loài hoa được ưa chuộng số 1 trên thế thới và cả Việt Nam. Rất nhiều người trồng hoa hồng nhưng chỉ số ít trong đó trồng thành công, hoa khỏe đẹp và sạch bệnh. "Hoa hồng chưa ra hoa đã chết dần vì nấm bệnh và côn trùng phải làm sao?" đây là thắc mắc của số đông những người yêu và trồng hoa hồng. Hãy bỏ túi những bí quyết sau để chăm sóc hoa hồng đúng cách, không bị nấm bệnh và côn trùng phá hoại nhé.

 Hoa hồng là loài hoa được ưa chuộng số 1 trên thế thới và cả Việt Nam. Rất nhiều người trồng hoa hồng nhưng chỉ số ít trong đó trồng thành công, hoa khỏe đẹp và sạch bệnh. "Hoa hồng chưa ra hoa đã chết dần vì nấm bệnh và côn trùng phải làm sao?" đây là thắc mắc của số đông những người yêu và trồng hoa hồng. Hãy bỏ túi những bí quyết sau để chăm sóc hoa hồng đúng cách, không bị nấm bệnh và côn trùng phá hoại nhé. 

 

Hoa hồng rất dễ bị tấn công bới nấm bệnh và công trùng. 

 

ΧΧΧ Rất nhiêu người chơi hoa đã bỏ nhiều công sức chăm sóc nhưng vẫn không đạt hiệu quả, hoa hồng thậm chí kém phát triển vì mắc các bệnh do nấm và côn trùng tệ hơn là chưa kịp ra hoa đã chết dần. Vậy bạn có chắc là mình đã chăm sóc hoa hồng đúng cách chưa. 

 

1. LỰA CHỌN GIỐNG TRƯỚC KHI TRỒNG. 

 

⇒ Đây là một trong những bước rất quan trọng quết định sự phát triển của hoa hồng sau này mà rất nhiều người bỏ qua. 

 

Phương pháp giâm cành hoa hồng. 

 

– Cây hoa hồng có thể được trồng từ hạt, giâm cành hay từ những cây giống được ươm. Nếu bạn là người mới tìm hiểu về hoa hồng, thì nên chon mua cây hồng con đã được ươm sẵn. Như vậy thì tỉ lệ sống cũng như phát triển khỏe mạnh sẽ cao hơn. Hoặc nếu ở xa, khó vận chuyển cây thì nên chọn cơ sở bán hạt giống chất lượng và uy tín nhé (quá trình ươm cây cũng đòi hỏi rất nhiều công sức và tỉ mỉ đấy).

 

2. ĐẤT TRỒNG HOA HỒNG

 

– Một trong những bí quyết chăm sóc hoa hồng đúng cách là lựa chọn hoặc chuẩn bị đất trồng hoa thật tốt. Cây sẽ phát triển tốt, ra hoa đều đặn hơn nếu được trồng trong đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Việc chuẩn bị đất trồng ngay từ đầu sẽ tránh được nguy cơ cây còi cọc, kém phát triển, khó ra hoa sau này. 

 

– Đất có thể mua sẵn hoặc tự chuẩn bị bằng cách: trộn đất và các loại phân bò, phân gà, phân dê...hoai mục, vỏ trấu, hoặc xơ dừa.

 

Chuẩn bị đất đạt tiêu chuẩn trước khi trồng rất quan trọng. 

 

♦ Lưu ý: với hoa hồng được trồng trong chậu, sau khi đã chuẩn bị đất xong. Hãy lót dưới đáy chậu một ít sỏi, hoặc than củi khô để tạo độ thông thoáng, cũng như thoát nước tốt, tránh úng rễ, hạn chế được các bệnh nấm thỗi nhũn, vàng lá, đốm đen...

 

 

3. CHỌN VỊ TRÍ THÍCH HỢP NHẤT ĐỂ TRỒNG HOA HỒNG. 

 

– Một trong những nguyên nhân rất quan trọng khiến cây hoa hồng dễ bị nấm bệnh và côn trùng tấn công là do vị trí trồng sai, điều này cũng ít được người trồng chú ý dẫn đến. 

 

 Hoa hồng là loài hoa ưa sáng.

 

– Đặc tính hoa hồng là cây ưa ánh nắng, nên quan sát kỹ hướng ánh nắng trong không gian nhà mình để đặt chậu hoặc chậu cây. Vị trí tốt nhất đặt chậu hồng là nơi thoáng gió, có ánh nắng chiếu 6 tiếng đến 8 tiếng một ngày. Việc cung cấp đủ ánh nắng sẽ khiến sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, ra hoa đều màu và chuẩn form hơn. 

 

♦ Lưu ý: nên chọn những vị trí có ánh nắng chiều buổi sáng, hoặc buổi chiều vào. Tránh những vị trí có ánh nắng chiếu trực tiếp cả ngày. Và cũng không đặt ở những nơi thường xuyên không có ánh nắng. 

 

∗ Một trong những sai lầm khi trồng hoa hồng của người dân thành thị đó là đặt hoa hồng trong nhà, những nơi thiếu ánh sáng, do điều kiện không gian sống chật hẹp hơn vùng nông thôn. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cây không ra hoa, hoặc ra rất kém. Cùng với đó dẫn đến cây hay bị mắc bệnh, thân còi cọc và thường mắc bệnh vàng lá. 

 

Đặt hoa hồng gần cửa sổ để đón ánh nắng. 

 

Đối với không gian sống chật hẹp nên đặt chậu cây gần cửa sổ hoặc ban công. và có thể di chuyển chậu cây nếu không gian thiếu ánh sáng. 

 

4. TƯỚI NƯỚC ĐÚNG CÁCH

 

– Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng đã biết tưới nước cho cây đúng cách.

 

– Nếu bạn trồng hoa hồng trong vườn, thì có thể tưới 2 ngày 1 lần. Nếu như trồng trong chậu thì có thể tưới ít hơn. Nên tưới vào buổi sáng sớm, hoặc chiều tối. Nếu để cây bị thiếu nước sẽ có hiện tượng lá bị vàng và rụng dần. Nếu như những ngày thời tiết oi nóng như khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 này bạn nên tưới thêm cho cây nhé.

 

Thời gian tươi hoa tốt nhất là vào buổi sáng sớm và tối muộn. 

 

– Đặc biệt không tưới vào lúc trời nắng gắt, sẽ khiến cây bị sốc nhiệt và có thể héo luôn. Nếu tưới ban đêm thì bạn nên tưới vào phần đất, không nên tưới vào hoa, nước sẽ đọng lại qua đêm trên hoa và là nguyên nhân phát sinh sâu bệnh.

 

5. CĂT TỈA CÀNH ĐÚNG CÁCH

 

– Khi cây đã phát triển tốt, nhiều cành và nhánh chen nhau. Bạn nên cắt tỉa những cành già không cần thiết. Để cây tâp trung chất dinh dưỡng nuôi những nhánh còn lại và nuôi hoa. Giữ lại quá nhiều cành già, cành tăm, hoặc cành bệnh sẽ khiến cây khó ra hoa. 

 

 

Nên thường xuyên cắt bỏ cành già, cành hư.

 

– Đối với những cành có dấu hiệu của sâu bệnh hay côn trùng như: lá vàng, đốm đen, phấn trắng, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu...thì việc đầu tiên nên làm là cắt bỏ nếu bộ phận đó không cần thiết.

 

 Cắt bỏ bộ phận có dấu hiệu sâu bệnh.

 

6. ỨNG PHÓ VỚI CÁC LOẠI SÂU BỆNH

 

– Một trong những nguyên nhân gây bệnh chú yếu ở hoa hồng là do được trồng trong điều kiện thiếu ánh nắng, cây được tưới quá nhiều nước gây úng rễ, hoặc sống trong môi trường có độ ẩm quá cao. Nhiều cây con phát bệnh sớm nếu không kịp chữa trị sẽ chết trước khi ra hoa.

 

– Các loại nấm bệnh thường gặp như: vàng lá, thán thư, đốm đen, phẩn trắng, thối nhũn....Đối với những trường hợp này việc đầu tiên cần làm là ngay lập tức cắt bỏ phần bệnh trên cây. 

 

Phần lá hoa hồng bị đốm đen, vàng lá.

 

– Các loại sâu bọ, côn trùng hay gặp: rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu xanh, ốc sên....Đối với những trường hợp này có thể sơ cứu bước đầu bằng cách dùng bông mềm thấm nước, áp vào phần thân hoặc bộ phận có sâu bệnh (nhất là rệp) để lau, làm liên tục trong vòng 4-5 ngày sẽ thấy cải thiện, nhẹ thì có thể hết, cùng với tìm bắt và tiêu diệt sâu, ốc sên...

 

Tiêu diệt khi bắt được sâu bọ ăn hoa hồng.

 

7. TRỊ NẤM BỆNH, CÔN TRÙNG HẠI HOA HỒNG ĐÚNG CÁCH. 

 

– Một trong những cách mà người trồng thường áp dụng khi cây có dấu hiệu bệnh là sử dụng các loại thuốc hóa học với mong muốn cây khỏi càng nhanh càng tốt thế nhưng nếu lạm dụng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Lâu dần sẽ làm mất căng bằng sinh thái, đất thoái hóa nghèo dinh dưỡng, cây sẽ dễ mẫn cảm với các loại nấm bệnh hơn. Đó là nguyên nhân khiến cây phụ thuộc vào thuốc nếu không sẽ còi cọc, xơ xác dần. 

 

 

Sử dụng nhiều thuốc hóa học hại đất và khiến cây dễ mẫn cảm với các loại nấm bệnh hơn.

 

– Có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học thay cho các loại thuốc hóa học. Vì các dòng các chế phẩm có một ưu điểm cực mạnh đó là ngoài việc trị thì có thể sử dụng liều phòng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, không làm hại đất, không độc hại, an toàn với con người và môi trường.

 

 

♦  Đừng để cây chưa kịp ra hoa đã chết dần vì các loại nấm bệnh và côn trùng mà hãy phòng tránh ngay từ bây giờ nhé. 

 

Thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

 

Trên đây là những bí quyết chăm sóc hoa hồng đúng cách để ngăn chặn các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại. Việc chăm sóc hoa hồng đòi hỏi người trồng phải tốn công sức và tỉ mỉ. Chúc các bạn thành công nhé !

Có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin về sản phẩm để Tự Tay Trồng Thỏa Đam Mê. Hoặc nhà vườn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin kỹ thuật để làm Mô Hình Kinh Tế. Còn chần chừ gì nữa…. đọc ngay Thông Tin Chuyên Sâu Dành Cho Chuyên Gia bên dưới hoặc để lại số điện thoại vào FORM ĐĂNG KÝ ở góc phải màn hình sẽ được TƯ VẤN NGAY.

Để Lại Bình Luận Của Bạn!!!


Giỏ Hàng
Tổng Cộng: 0 ₫
Scroll