Đối với người trồng Hoa Hồng thì công việc chăm sóc vô cùng quan trọng. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng việc sang chậu cho Hoa Hồng là một trong những công việc cần thiết, đòi hỏi sự cẩn thận để giúp Hoa Hồng sinh trưởng, phát triển tốt. Với bài viết này chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách sang chậu cho Hoa Hồng.
Hoa Hồng cần được sang chậu
Bước 1: Đối với trồng hoa hồng trong chậu, bạn cho lớp đá 3x4 cm hoặc sỏi khoảng 3x4 cm vào dưới đáy chậu để tăng khả năng thoát nước, chống bị úng cho Hoa Hồng. Lớp đá này dày khoảng 3 lóng tay là được (khoảng 1 tấc).
Còn riêng với trồng hoa hồng ngoài đất thì không phải lót đá do khả năng thoát nước dưới đất tốt hơn trong chậu nên cây ít bị ngập úng hơn.
Lót đá vào chậu để tăng khả năng thoát nước
Bước 2: Cho đất chuyên trồng Hoa Hồng vào lỗ bạn đã đào trên đất hoặc cho hết vào trong chậu. Là do bộ rễ hồng là rễ chùm, ăn theo bề ngang nên nó rất thích loại đất hữu cơ thông thoáng, giàu dinh dưỡng có khả năng giữ và thoát nước tốt.
Cho đất vào hết trong chậu
Bước 3: Đào lỗ trên mặt đất dinh dưỡng trồng Hoa Hồng có kích thước lớn hơn bầu đất của cây Hoa Hồng để bạn có thể dễ dàng bợ bầu đất khi xuống cây. Nên bới đất đều, tạo không gian rộng để tránh vướng víu khi đang thao tác.
Đào lỗ cho đất
Bước 4: Sau khi đã đào lỗ xong trong chậu cũng như dưới đất bạn bắt đầu giở bầu đất ra khỏi chậu.
Dùng ngón trỏ và giữa kẹp giữa thân cây
Bước 5: Sau khi vét mà bạn cảm thấy có thể dùng hai tay nhấc bầu đất lên thì ngưng lại. Nếu bầu rễ to quá thì có thể nhờ vài người phụ tiếp để tránh tình trạng bể bầu. Sau đó bạn cho bầu rễ vào trong lỗ đã đào sẵn, một tay cũng cố định thân cây một tay lấp đất lại để tránh cây bị đổ ngã. Bạn nên cẩn thận thực hiện tránh tình trạng gãy mắc ghép do thân TREE ROSE khá dài.
Lấp đất lại che phủ bầu đất
Sau khi đã lấp đất xong bạn tiến hành phủ một lớp rơm khô, xơ dừa khô và tốt nhất đó chính là lục bình khô lên trên bề mặt đất. Tại sao mình lại khuyên các bạn nên phủ lớp này lên cây hoa hồng leo là bởi vì lớp phủ này có tác dụng duy trì độ ẩm, giảm sự bay hơi của nước, ngăn chặn sự vón cục của đất dưới tác dụng của mưa, hoặc tưới nước trong một thời gian dài, tạo ra sự thông thoáng cho đất.
Bên cạnh đó nó còn hạn chế sự sói mòn đất và các chất dinh dưỡng, ngăn chặn đất, nấm gây hại bắn tung té lên lá để giảm khả năng gây hại từ đất, chúng còn giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho đất (ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè) và thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật để giải phóng chất dinh dưỡng.
Chúc các bạn thành công nhé!