Từ Tháng 2 - Tháng 5 Trời Bắt Đầu Khô-Nóng Lên Dữ Dội, Hoa Hồng Dễ Mắc Những Bệnh Gì ?

Từ Tháng 2 - Tháng 5 Trời Bắt Đầu Khô-Nóng Lên Dữ Dội, Hoa Hồng Dễ Mắc Những Bệnh Gì ? Từ Tháng 2 - Tháng 5 Trời Bắt Đầu Khô-Nóng Lên Dữ Dội, Hoa Hồng Dễ Mắc Những Bệnh Gì ?
Đánh giá:
4.8 200
4.8 sao trên tổng số 200 lượt review
Hoa hồng là loài hoa nhạy cảm, rất dễ mắc sâu bệnh nếu không được thường xuyên chăm sóc cẩn thận, hầu hết các thời điểm trong năm cây hoa hồng của bạn cũng sẽ có thể mắc sâu bệnh. Tùy vào điều kiện thời tiết mà từng loại bệnh sẽ ghé thăm. Hãy cùng tìm hiểu xem khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 này hoa hồng dễ mắc những bệnh gì để cùng nhau phòng tránh kịp thời nhé.

 Hoa hồng là loài hoa nhạy cảm, rất dễ mắc sâu bệnh nếu không được thường xuyên chăm sóc cẩn thận, hầu hết các thời điểm trong năm cây hoa hồng của bạn cũng sẽ có thể mắc sâu bệnh. Tùy vào điều kiện thời tiết mà từng loại nấm bệnh, côn trùng sẽ ghé thăm. Hãy cùng tìm hiểu xem khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 này hoa hồng dễ mắc những bệnh gì để cùng nhau phòng tránh kịp thời nhé. 

 

 

Hoa hồng rất dễ mắc bệnh nếu không được chăm sóc kỹ càng. 

 

 

⇒ Sau tết âm lịch hàng năm, thời tiết bắt đầu khô-nóng lên dữ dội. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm là thời điểm thích hợp để các loại nấm bệnh và côn trùng phá hoại hoa hồng đặc biệt là Bọ trĩ và một số loại sâu bệnh khác.

 

1. Bọ Trĩ phá hoại hoa hồng. 

 

Thời tiết khô nóng là điều kiện vô cùng thích hợp để Bọ Trĩ tung hoàng trên cây hoa hồng nhà bạn. 

 

∗ Bọ trĩ là gì. 

 

– Bọ trĩ hay còn gọi là Bù lạch có tên khoa học là: Stenchaetothrips biformis. Là một loài bọ trong họ Thripidae. Con trưởng thành nhỏ, dài 1–2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá. Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. 

 

∗ Điều kiện sinh trưởng phát triển.

 

Bọ trĩ phát triển trong mùa khô nóng, đất khô hạn, khoảng tháng 2 đến tháng 5 hàng năm.  Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn, khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng ẩn nấp trong lá nõn hoặc các rãnh lá quăn do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.

 

 

Bọ trĩ trưởng thành. 

∗ Đặc điểm gây hại.

 

– Bọ trĩ gây hại hoa hồng dù trưởng thành hay non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ. Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được. Bọ trĩ hút dinh dưỡng ở nụ hoa khiến hoa nở rất nhỏ nhạt màu và không bền, cánh hoa bị cháy đen. Hoa xấu cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối. Lâu dần cây sẽ mất hết dinh dưỡng và chết dần.

 

Bọ trĩ hút dinh dưỡng trên nụ hoa hồng. 

2. Bệnh gỉ sắt trên hoa hồng.

 

⇒ Bệnh gỉ sắt cũng phát triển khá mạnh trong thời tiết khô nóng, từ tháng 2 đến tháng 5, đặc biệt là đối với các cây hoa hồng trên 1 năm tuổi. 

 

∗ Bệnh gỉ sắt là gì 

 

Bệnh rỉ sắt do nấm ký sinh Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum gây ra. 

 

 Bệnh gỉ sắt trên lá hoa hồng.

 

∗ Điều kiện phát triển.

 

Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện nhiều nhất vào đầu mùa xuân và sau tết âm lịch, thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, khi thời tiết trở nên khô nóng bệnh phát triển ít hơn nhưng cũng khá mạnh. 

 

∗ Đặc điểm gây hại.

 

– Ban đầu, trên thân hoặc lá cây hồng xuất hiện các chấm màu vàng nhạt đến vàng cam. Sau một thời gian, nấm gây bệnh rỉ sắt tạo thành các mảng u nổi lên. (Bệnh thường xuất hiện trên thân cây trưởng thành hoặc thân hồng già hơn là các cành nhánh non). 

 

 

– Trên lá hồng xuất hiện các đốm vàng, rải rác khắp bề mặt lá hồng. Sau đó, các đốm vàng này sẽ chuyển sang màu đen và làm rụng lá. Bệnh rỉ sắt thường không làm chết cây hồng ngay lập tức, mà làm cây chậm phát triển trầm trọng, cây đốm lá, lá nhỏ, thân cây nhỏ, và rụng lá dần, ít đâm chồi mới, sau đó cây trở nên xơ xác, phát triển kém và chết dần. 

 

Lá hoa hồng khi mới có dấu hiệu bệnh gỉ sắt. 

 

3. Nhện đỏ tấn công.

 

 Trong khoảng thời gian từ tháng 2 - 5 này hoa hồng còn dễ mắc bệnh do nhện đỏ tấn công. 

 

∗ Nhện đỏ là gì ?

 

Hình ảnh nhện đỏ tấn công hoa hồng. 

 

– Chúng có tên khoa học là Tetranychus sp. Thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm. Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen và có 8 chân. Sau khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 - 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.

 

∗ Điều kiện sinh trưởng của nhện đỏ hại hoa hồng

 

– Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng, cây bón nhiều đạm. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng. Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng tạo ra trong quá trình di chuyển.

 

∗ Đặc điểm gây hại của nhện đỏ. 

 

– Nhện đỏ nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá.

 

 Nhện đỏ gây hại thường ở mặt dưới lá nên khó phát hiện. 

 

– Cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non) đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, mặt trên của lá bị vàng loang lổ, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. 

 

4. Bệnh đốm đen trên hoa hồng. 

 

– Thời gian từ tháng 2 -5 này hoa hồng dễ mắc bệnh đốm đen nhưng mức độ gây hại vừa phải. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan không trị tận gốc, lâu dần bệnh đốm đen có thể khiến cây mất sức sống và thậm chí chết. 

 

Lá cây hoa hồng mắc bệnh đốm đen nghiêm trọng.

 

∗ Bệnh đốm đen là gì. 

 

– Là một trong các loại bệnh nấm phổ biến nhất ở hoa hồng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân  như: thiếu ánh sáng, do thời tiêt quá nóng, chế độ phân bón không hợp lý, hoặc do nấm côn trùng... 

 

∗ Điều kiện phát triển bệnh

 

– Vào mùa mưa, đất ẩm ướt, hoặc cả khi thời tiêt quá nóng, tuy nhiên mức độ gây hại ít hơn.

 

∗ Đặc điểm gây hại. 

 

 Hoa hồng mắc bệnh đốm đen sẽ còi cọc, suy yếu dần.

 

– Lá cây ban đầu có dấu hiệu dần chuyển sang màu vàng. Những lá màu vàng đó lúc đầu xuất hiện những chấm nâu, về sau chuyển có thêm nhiều đốm đen lốm đốm bên trong lá. Những chấm trên lá có hình tròn hoặc không đều nhau.

 

– Lá bị vàng rất dễ rụng, nếu đụng nhẹ vào cuống sẽ rơi ra khỏi cành. Cây dần thiếu sức sống và chết. Nếu cây bị bệnh này những chồi non cũng bị ảnh hưởng, mọc lá non lên cũng bị lây bệnh.

   Như vậy khoảng thời gian từ tháng 2-tháng 5 là thời điểm thích hợp để các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại hoa hồng đặc biệt là BỌ TRĨ. Bệnh GỈ SẮT cũng phát triển khá mạnh trong thời tiết khô nóng, đặc biệt là đối với các cây hoa hồng trên 1 năm tuổi. Ngoài ra thời gian này hoa hồng còn dễ bị tấn công bởi NHỆN ĐỎbệnh ĐỐM ĐEN, mức độ gây hại vừa phải.


Nếu để lâu hoa hồng sẽ dần mất sức sống và chết dần nếu không kịp chữa trị. Hãy theo dõi thường xuyên để phòng và trị bệnh kịp thời cho cây hoa hồng nhà bạn nhé. 

 

 

Có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin về sản phẩm để Tự Tay Trồng Thỏa Đam Mê. Hoặc nhà vườn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin kỹ thuật để làm Mô Hình Kinh Tế. Còn chần chừ gì nữa…. đọc ngay Thông Tin Chuyên Sâu Dành Cho Chuyên Gia bên dưới hoặc để lại số điện thoại vào FORM ĐĂNG KÝ ở góc phải màn hình sẽ được TƯ VẤN NGAY.

Để Lại Bình Luận Của Bạn!!!


Giỏ Hàng
Tổng Cộng: 0 ₫
Scroll